Thạch Cao là gì?
Thạch cao có tên gọi khoa học chính thức là Calcium Dihydrate (CTHH: CaSO4.2H2O), được biết đến là khoáng thạch cao. Trong đó, 79.1% Calcium Sunfat và 20.9% còn lại là nước. Khi mang đi nung ở nhiệt độ 150°C ta sẽ thu được thạch cao khan, chứa 79.0%.
Tính chất của Calcium Dihydrate bao gồm:
- Khối lượng mol là 136,142 g/mol (khan)
- Khối lượng riêng là 2,96 g/cm3.
- Điểm nóng chảy là 1460 °C (khan).
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa các loại thạch cao xây dựng và ăn được. Thạch cao ăn được gọi là thạch cao phi, thường sử dụng làm chất bán dẫn trong y dược, ẩm thực. Còn đối với thạch cao xây dựng, hợp chất này thường được sử dụng trong làm vách trần, nha khoa, mỹ thuật. Thạch cao không độc và không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Hầu hết thạch cao đều ở dạng mỏ ngầm, có thể tái chế 100%.
Bột thạch cao có thành phần chính là muối Calci Sunfat (Nguồn: Internet)
Tấm thạch cao lắp đặt trong công trình xây dựng sẽ cần được chế tạo qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, thạch cao ở dạng khan sẽ được nghiềm thành bột. Bột này nếu trộn với nước sẽ trở thành vữa thạch cao. Sau đó, đem vữa ở trạng thái tươi đi đổ khuôn. Tiếp theo, đợi ninh kết (sản phẩm thủy hóa lại dạng CaSO4.2H2O một phần chưa được thủy hóa là CaSO4.0,5H2O) sẽ nhận được vật liệu có màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định. Dạng vật liệu cuối cùng nhận được này chính là tấm thạch cao trong xây dựng.